Thực trạng báo động tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Theo thống kê từ WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), có đến 92% dân số hiện nay đang phải sống trong bầu không khí ô nhiễm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến môi trường tự nhiên có khả năng bị hủy hoại. Bài viết hôm nay hãy cùng Hutbephot686 đi tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là tình trạng các chất liệu hoặc năng lượng bị đưa vào không khí, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe con người và làm tổn hại đến hệ sinh thái và môi trường tự nhiên, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật.

Có 6 chất chính gây ô nhiễm không khí và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, gồm có: nitơ dioxit (NOx), cacbon monoxit (CO), zon tầng bình lưu (O3), lưu huỳnh dioxyt (SOx), chì (Pb) và vật chất dạng hạt (PM).

Ô nhiễm không khí không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người mà còn có tác động xấu đến môi trường

5 nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Vài năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường, xã hội và sức khỏe con người. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam có thể kể đến như:

Phát triển công nghiệp: Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa với sự tăng trưởng nhanh chóng của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực khai thác và chế biến, gia công,…Tốc độ tăng trưởng bình quân của các khu kinh tế đạt 8,2%/năm. Trong giai đoạn 2016 – 2020, sản xuất công nghiệp chiếm hơn 30% GDP quốc gia với 369 khu công nghiệp, tổng diện tích 114.000 ha (trong đó 284 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động) và 698 cụm công nghiệp (tổng diện tích khoảng 22.000 ha). Theo thống kê, vẫn còn khoảng 60% tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động nhưng chưa làm báo cáo đánh giá tác động lên môi trường khiến việc bảo vệ môi trường ngày càng trở nên khó khăn.

Tốc độ đô thị hóa nhanh: Đến năm 2020, tỷ lệ dân đô thị của nước ta đã đạt 39,3% và dự báo đến năm 2025 sẽ đạt 45%. Số lượng đô thị tính đến năm 2020 đã đạt 862 đô thị, trong đó Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 đô thị đặc biệt, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị III, 87 đô thị loại IV và trên 672 đô thị loại V. Quá trình đô thị hóa diễn ra càng nhanh chóng sẽ càng gây áp lực lớn đến việc ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội.

Phát triển giao thông vận tải: Tính đến cuối năm 2020, có tới 4.180.478 xe ô tô các loại và hơn 30 triệu xe mô tô, xe máy đang lưu hành trên toàn quốc. Trong khi đó, công tác kiểm soát nguồn thải ô nhiễm từ các phương tiện giao thông vận tải còn hạn chế, chỉ mới kiểm định được khí thải của 1.736.188 xe ôtô động cơ xăng và 1.749.387 xe ôtô động cơ diesel đang lưu hành trên cả nước. Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải chính là nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng không khí ngày một đi xuống.

Phát triển xây dựng: Mỗi năm, trên toàn quốc xây dựng hàng chục triệu m² diện tích sàn nhà ở mới, hàng chục chiếc cầu từ trung bình đến lớn và hàng trăm km đường bộ. Các công trường xây dựng đang hoạt động không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ và chất thải: Ở nhiều phường xã vùng đồng bằng thường có thói quen đốt chất thải sinh hoạt và rơm rạ (đặc biệt vào mùa thu hoạch lúa) bằng các lò đốt công suất nhỏ hoặc đốt kiểu tự nhiên, nhiệt độ đốt không đủ cao để đốt cháy vô cơ hóa các hóa chất độc hại, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.

Số lượng phương tiện giao thông gia tăng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Tình hình đáng báo động thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Việt Nam đang là 1 trong 10 nước có mức độ ô nhiễm không khí hàng đầu Châu Á với mức ô nhiễm bụi PM 10, PM 2.5 (theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường của Tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện). Trong đó, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước. Chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày tại 2 thành phố này dao động ở mức 150 – 200 (mức báo động đỏ). Tình trạng bụi mịn bao phủ cả bầu trời và che mất tầm nhìn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân.

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 thành phố thường xuyên có mức ô nhiễm không khí báo động đỏ

Một số giải pháp giúp khắc phục ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Đứng trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày một nghiêm trọng, chúng ta cần có các giải pháp kịp thời trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn:

+ Cần tăng cường năng lực của hệ thống theo dõi và giám sát chất lượng không khí đồng thời chia sẻ các thông tin, số liệu về tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam với công chúng.

+ Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện vận chuyển đô thị tốc độ cao, các mạng lưới đi bộ và đi xe đạp trong thành phố. Nên tăng cường việc vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các đô thị bằng đường sắt.

+ Tăng cường sử dụng năng lượng sạch, ít phát thải, có hàm lượng lưu huỳnh thấp hoặc có thể tái tạo được như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy điện,… thay cho nhiên liệu hóa thạch để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng tại các tòa nhà đồng thời làm thành phố xanh, sạch hơn.

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam là một chủ đề không còn quá xa lạ với chúng ta. Mỗi người cần có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải đào thải ra môi trường, cũng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta. Mọi thông tin cần tư vấn quý khách hãy liên hệ theo số điện thoại 0366.04.8888 hoặc 0942.250.111, nhân viên của Hutbephot686 sẽ giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *