Mặt bằng nhà vệ sinh là một bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh chi tiết. Dựa vào bản vẽ này, mà người xây dựng và gia chủ sẽ biết được tổng thể kết cấu nhà vệ sinh. Trong bản vẽ nhà vệ sinh, các thiết bị nên được sắp xếp hợp lý để đem đến sự thuận lợi nhất cho người sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh bạn có thể tham khảo.
Mặt bằng nhà vệ sinh là gì?
Mặt bằng nhà vệ sinh là một bản vẽ thể hiện toàn bộ kích thước, bố cục và vị trí sắp xếp đồ đạc trong nhà vệ sinh. Trong bản vẽ nhà vệ sinh còn phải nêu rõ từng bị trí đồ dùng và các đường dây điện, đường ống dẫn nước,….
Có được một bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh chi tiết sẽ giúp cho gia chủ dự trù được kinh phí xây dựng. Đồng thời, thông qua mặt bằng nhà vệ sinh người thợ xây có thể đưa ra được phương án xây dựng hợp lý nhất. Nhờ đó mà mới có thể xây được một nhà vệ sinh đẹp và hợp ý chủ nhà.
Thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh không phải là điều đơn giản. Để có một nhà vệ sinh đẹp thì cần phải tỉ mỉ trong từng bước vẽ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh
Mặt bằng nhà vệ sinh phải phân chia các khu vực chức năng hợp lý
Thông thường, một phòng vệ sinh cơ bản thường có 3 khu chức năng chính. Đó là chức năng rửa, xí và tắm. Ngoài ra, người ta cũng có thể chia nhà vệ sinh thành hai khu: khu khô dành cho rửa và xí, khu ướt dành cho việc tắm.
Về cơ bản, các khu trong nhà vệ sinh thường được sắp xếp vị trí sao cho thuận tiện nhất trong việc đi lại và tránh ảnh hưởng đến các khu khác. Ví dụ như khu khô và khu ướt thường được ngăn cách bằng rèm che hay tấm kính thủy tinh. Việc này là để hạn chế tình trạng làm ướt khu khô trong lúc tắm rửa. Trong bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh cơ bản, ba khu vực chức này thường được sắp xếp như sau: chậu rửa tay/mặt ở gần cửa ra vào nhà vệ sinh, tiếp đến là khu xí và tắm. Ngoài ra cũng có thể có nhiều cách sắp xếp khác tùy thuộc vào diện tích nhà vệ sinh, điều kiện kinh tế và sở thích của chủ nhà.
Tuy nhiên, việc thiết kế nhà vệ sinh phải đảm bảo các khu vực được phân chia hợp lý. Như vậy, việc sinh hoạt sẽ trở nên tiện nghi hơn và cũng đảm vệ sinh hơn. Người thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh cần chú ý đến chiều cao, độ rộng của các thiết bị như vòi sen, bồn rửa mặt, bồn cầu,…. Độ dốc của mặt bằng nhà vệ sinh cũng là một điểm cần lưu ý. Bởi nếu không xử lý tốt nhà vệ sinh có thể bị tắc hay úng nước gây khó khăn trong việc sử dụng.
Thiết bị trong mặt bằng nhà vệ sinh phải phù hợp với nhu cầu sử dụng
Trong nhà vệ sinh tuy nhỏ nhưng lại cần phải có rất nhiều thiết bị như chậu rửa, bồn rửa, vòi sen, bồn cầu, tủ đựng, giá treo, bồn tắm, máy thông khí, bồn nóng lạnh,…. Không phải nhà vệ sinh nào cũng phải có những thiết bị kể trên nhưng mỗi nhà vệ sinh đều phải có một số món cơ bản để phục vụ cho sinh hoạt.
Dựa trên nhu cầu sử dụng của gia đình mà nên chọn mua loại thiết bị hợp nên phù hợp về màu sắc, kiểu dáng của tổng thể ngôi nhà. Như vậy sẽ tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người sử dụng.
Tránh chọn những thiết bị có kiểu dáng thiết kế quá đà gây rườm rà không cần thiết. Đặc biệt là đối với những nhà vệ sinh có diện tích không quá lớn, người thiết kế phải lựa chọn những thiết bị tối giản để tối đa hóa không gian sử dụng.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng trong thiết kế nhà vệ sinh chính là ánh sáng. Ánh sáng trong nhà vệ sinh nên có một độ sáng vừa phải. Không nên sử dụng các loại đèn có ánh sáng quá trắng hoặc quá vàng. Trong nhà vệ sinh nên được lắp đặt đèn tại hai vị trí: đèn trần để chiếu sáng chung và đèn trước gương để đảm bảo hiệu quả chiếu sáng tốt nhất cho người sử dụng.
Một số lưu ý khác khi thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh
Một bản vẽ thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh có rất nhiều điều để nói. Ngoài hai yếu tố kể trên, dưới đây là tổng hợp một số lưu ý khác. Cả gia chủ và người thiết kế cần phải biết để có được bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh ưng ý nhất:
+ Tùy theo diện tích cho phép mà bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh phải được thiết kế sao cho phù hợp
+ Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh cần phải thể hiện càng chi tiết càng tốt những yếu tố sau: kích thước, vị trí lắp đặt thiết bị điện, cách bố trí đồ đạc, đường dây điện, đường ống dẫn nước,…..
+ Chiều cao của người sử dụng cũng là một điều cần lưu ý khi thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh
+ Không nên (hoặc hạn chế) đưa cây xanh vào nhà vệ sinh
+ Người thiết kế bản vẽ cần phải đặc biệt chú ý đến độ dốc của bàn nhà. Tránh để cho nước đọng, úng nước mất vệ sinh và cản trở sinh hoạt
Trên đây là một số lưu ý trong việc thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh mà Hutbephot686 chia sẻ. Để có được một nhà vệ sinh ưng ý và phù hợp nhất, gia chủ và người thiết kế nên bàn bạc kỹ lưỡng và chi tiết từng yếu tố trong mặt bằng nhà vệ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ hotline 0942.250.111 để nhận tư vấn nhanh nhất!
- Cấu tạo bồn cầu ngồi xổm: Kích thước & cách lắp đặt hiệu quả - 7 Tháng mười một, 2023
- Các loại hóa chất thông bồn cầu hiệu quả, phổ biến và tốt nhất - 31 Tháng mười, 2023
- Thông tin về kích thước chậu rửa bát 2 hố thông dụng nhất hiện nay - 24 Tháng mười, 2023