Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika hiệu quả 100%

Chống thấm sàn nhà vệ sinh là một công việc cực kỳ quan trọng, bởi đây là khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nước, nếu không chống thấm lâu ngày sẽ bị đọng nước, thấm dột. Nhiều câu hỏi được các gia chủ đặt ra là “Liệu có nên chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika hay không?. Để giải đáp thắc mắc này, xin mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây của Hutbephot686. Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0366.04.8888.

Tại sao cần phải thực hiện chống thấm nhà vệ sinh?

Từ xưa đến nay, chúng ta đã bắt gặp rất nhiều trường hợp nhà vệ sinh (đặc biệt là phần sàn nhà) bị thấm dột do nước đọng. Những nguyên nhân chính gây xuất hiện tình trạng này đó là:

Lý do cho thấy chống thấm cho nhà vệ sinh là điều cần thiết

+ Nhà vệ sinh là nơi gần với các đường ống nước hay hệ thống cấp – thoát nước. Mà những bộ phận này luôn phải đối mặt với tình trạng bị nứt, bị vỡ,… Từ đó, nguy cơ rò rỉ nước, ngấm vào tường là rất cao.

+ Khí hậu Việt Nam nóng ẩm và mưa nhiều, cũng chính vì lý do đó mà các công trình vệ sinh này ảnh hưởng khá nhiều bởi thời tiết, bởi độ ẩm cao trong không khí.

+ Do quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người, tiếp xúc với rất nhiều nước, nên việc nhà vệ sinh phải chịu tác động của nước là điều không tránh khỏi.

+ Do quá trình thi công cẩu thả, không tiến hành xử lý chống thấm hoặc xử lý nhưng không triệt để, dẫn đến nhà vệ sinh phát sinh tình trạng thấm nước và dột nước.

+ Để ngăn ngừa tình trạng nhà vệ sinh bị thấm nước, dẫn đến phá huỷ công trình, chúng ta phải xử lý chống thấm thật cẩn thận, lên kế hoạch và thực hiện theo đúng quy trình. Việc chống thấm cho nhà vệ sinh còn giúp đảm bảo sức khoẻ của con người, tránh phát sinh nấm mốc hay vi khuẩn trong nhà.

Có nên chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm cho nhà vệ sinh. Tuy nhiên, phương pháp chống thấm bằng Sika vẫn được đông đảo người sử dụng lựa chọn. Vậy lý do tại sao và chống thấm bằng Sika có tốt không?

Có nên chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika không?

Sika từ lâu đã được chứng minh là có nhiều ưu điểm vượt trội, đem lại hiệu quả cao trong việc chống thấm. Sika là một sản phẩm cao cấp được sản xuất tại Thuỵ Sĩ, phù hợp để chống ẩm cho các công trình như nhà vệ sinh, sân thượng, tầng hầm, trần nhà, tường nhà,… Sản phẩm này đã được nhập khẩu và chính thức phân phối tại thị trường Việt Nam từ những năm 1993. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các công trình xây dựng tại Việt Nam đều sử dụng loại chống thấm này.

Các vị trí cần chú ý khi chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika

Trong thi công chống thấm nhà vệ sinh, bạn cần đặc biệt chú trọng đến 4 vị trí sau đây:

Đặc biệt chú ý đến chân tường khi thực hiện chống thấm

+ Chân tường: Vị trí tiếp xúc giữa sàn nhà và tường bao là một vị trí tương đối “nhạy cảm” mà nhiều người thường bỏ qua khi thực hiện công tác chống thấm. Nếu không chú trọng đến khu vực này thì sẽ dẫn đến hậu quả về thẩm mỹ rất lớn. Hơn nữa, nước trong nhà vệ sinh thường có xu hướng chảy về phía chân tường trước khi thoát xuống ống, vì vậy khu vực này rất dễ bị thấm nước.

+ Hộp kỹ thuật: Hộp kỹ thuật thông từ tầng mái xuống tầng dưới cùng. Nếu khu vực này không được chống thấm kỹ càng thì sẽ gây mất thẩm mỹ rất lớn, đồng thời, toàn bộ trục của hộp kỹ thuật sẽ bị thấm nước, khiến vi khuẩn và mầm bệnh ẩn nấp trong ngôi nhà của bạn.

+ Sàn nhà: Việc nước thấm qua sàn nhà dù ít nhưng cũng đã từng xảy ra. Đặc biệt đối với những loại sàn bê tông kém chất lượng, bê tông nhiều bọt khí, nước sẽ rất dễ thẩm thấu qua các mao quản và các vị trí bê tông rỗng.

+ Đường ống xuyên sàn: Vị trí đặc biệt, là nơi mà các đường ống và bê tông tiếp xúc nhau. Nhưng vì vật liệu không đồng nhất, nên việc chống thấm tại vị trí này lại càng đặc biệt chú trọng hơn. Nếu kỹ thuật chống thấm cổ ống xuyên sàn không chính xác và vật liệu không phù hợp thì chắc chắn nhà vệ sinh sẽ bị thấm dột.

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika hiệu quả

Dưới đây là quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika đúng kỹ thuật, hiệu quả 100%, sử dụng lâu dài:

Quy trình thực hiện chống thấm bằng vật liệu Sika

Bước 1: Trên bề mặt thi công, loại bỏ hoàn toàn các loại bụi bẩn, tạp chất, dùng máy thổi bụi li ti trên mặt sàn, dùng máy mài bê tông để làm sàn phẳng. Bên cạnh đó, cần khắc phục hết các khuyết điểm trên bề mặt sàn như có lỗ hổng, vết nứt,… Sau đó, tạo độ ẩm cho sàn khoảng 5-10%.

Bước 2: Thực hiện mở rộng phần tiếp xúc giữa cổ ống xuyên sàn và phần bê tông, vệ sinh hết các loại bụi bẩn, tạo độ ẩm cho phần bê tông vừa mở rộng. Sau đó, tạo hỗn hợp Sika Latex, xi măng nước sạch theo tỷ lệ khuyến cáo. Đổ vữa không ngót bằng hỗn hợp SikaGrout 214-11 với nước sạch.

Bước 3: Trát phần chân tường và sàn bê tông bằng hỗn hợp vữa và Sika Latex.

Bước 4: Thi công lớp lót sàn nhà vệ sinh bằng hỗn hợp Sika Latex, vữa và nước. Thi công lên chân tường từ 20 – 40cm tuỳ độ cao sàn.

Bước 5:  Thi công lớp chống thấm bằng Sika Membrain và nước theo tỷ lệ 1:1 (3 lớp). Sau khi lớp thứ nhất khô (khoảng 4 tiếng) thì tiếp tục quét lớp thứ 2. Lớp cuối cùng quét bằng Sika Membrain nguyên chất.

Bước 6: Nghiệm thu sau 24 giờ từ khi thi công. Sau khi nghiệm thu thì tiếp tục cán nền bằng lớp vữa Sika Latex TH.

Trên đây, Hutbephot686 đã chia sẻ đến cho bạn đọc về quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika đạt tiêu chuẩn hiện nay. Nếu cần được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi cho chúng tôi theo số hotline 0366.04.8888.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *