Cấu tạo bồn cầu chi tiết và nguyên lý hoạt động của bồn cầu

Các thiết bị vệ sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong ngôi nhà của bạn, đặc biệt việc lựa chọn bồn cầu phù hợp sẽ giúp việc đi vệ sinh hàng ngày thuận tiện hơn. Hãy cùng Hutbephot686 tìm hiểu chi tiết hơn về cấu tạo bồn cầu cũng như cách bồn cầu hoạt động thường ngày để hiểu rõ hơn và chọn lựa được loại bồn cầu phù hợp với nhu cầu.

Cấu tạo chung của bồn cầu

Hiện nay, trên thị trường rất đa dạng các loại bồn cầu khác nhau đến từ nhiều thương hiệu trên thế giới với nhiều ưu điểm nổi bật: tự động mở nắp, sưởi ấm, tự động xả nước,… Bạn có thể thoải mái lựa chọn về kiểu dáng, mẫu mã, tính năng,… loại bồn cầu mà mình yêu thích.

Mặc dù đã rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết được cấu tạo bồn cầu cũng như nguyên lý hoạt động để lắp đặt cho thích hợp. Nhìn chung, các loại bồn cầu đều sẽ có 3 phần chính như sau:

+ Thân bồn cầu (có thể là bệ hoặc bệt để ngồi)

+ Két đựng nước xả

+ Hệ thống ống nước để thoát nước thải ra ngoài

Cấu tạo chung của bồn cầu

Cấu tạo chi tiết của các loại bồn cầu

Có 4 loại bồn cầu được sử dụng nhiều nhất hiện nay bao gồm: bồn cầu xổm, bồn cầu bệt, bồn cầu âm tường và bồn cầu thông minh.

Bồn cầu bệt

Bồn cầu bệt được chia ra làm 2 loại là bồn cầu bệt 1 khối và bồn cầu bệt 2 khối. Cấu tạo bồn cầu bệt 2 chỉ khác bồn cầu bệt 1 khối ở phần két nước và thân bồn cầu được thiết kế liền khối, không có kẽ hở giúp việc giữ vệ sinh sạch sẽ hơn. Nhìn chung, cả 2 loại đều có 4 thành phần quan trọng là: két đựng nước xả bồn cầu, nắp đậy bồn cầu, thân bồn cầu và vòi xịt bồn cầu.

+ Két đựng nước xả bồn cầu: Đây là nơi tiếp nhận và dự trữ lượng nước được cấp từ nguồn cấp nước nhằm sử dụng cho hoạt động xả thải chất thải xuống hầm cầu. Két nước bồn cầu có cấu tạo gồm 9 bộ phận: ống nạp nước (nạp lại nước sau mỗi lần ấn xả), cần gạt/ nút xả nước, sợi xích nâng (có công dụng liên kết nắp đậy cao su và cần gạt), ống tràn (giúp nước tràn xuống bồn cầu, ngăn cản nước tràn xuống sàn nhà mỗi khi khóa nước hoặc phao hoạt động không ổn định), nắp sứ (đậy két nước bồn cầu), phao nổi bồn cầu (giúp điều chỉnh mực nước phù hợp), két chứa nước, van xả nước (gồm có ống nạp được tích hợp bên trong két nước, có nhiệm vụ nạp lại nước vào két sau khi sử dụng và duy trì lượng nước sử dụng trong bồn cầu), đường ống dẫn nước xuống bồn cầu và bulong ốc vít (có nhiệm vụ kết nối bệ ngồi và két nước với nhau).

+ Thân bồn cầu: Gồm có 5 bộ phận là đường ống chất thải, đường chất thải đi, đường ống xả nước từ bồn cầu, đập chặn nước và lòng bồn cầu chứa nước.

+ Nắp đậy bồn cầu: Gồm có bệ ngồi và nắp đậy ở phía trên.

+ Vòi xịt bồn cầu: Gồm 4 bộ phận là dây dẫn, van nhất, thân vòi và miệng vòi (thường được thiết kế nhỏ giúp tăng áp lực nước mạnh).

Bồn cầu bệt có cấu tạo khá đơn giản và thuận tiện cho người sử dụng

Bồn cầu xổm

Bồn cầu xổm có thiết kế nguyên khối gồm 2 bộ phận chính: bệ ngồi và bộ xả nước (được gắn phía trên của bồn cầu). Mặc dù có cấu tạo đơn giản hơn bồn cầu bệt, tuy nhiên, bồn cầu xổm lại có hạn chế về tính thẩm mỹ cũng như khả năng vệ sinh kém (vì không có nắp đậy) nên ít được sử dụng hơn bồn cầu bệt.

Bồn cầu xổm có cấu tạo đơn giản hơn bồn cầu bệt nhưng kém thẩm mỹ hơn

Bồn cầu thông minh

Tại Việt Nam, bồn cầu thông minh chưa được sử dụng phổ biến như ở thị trường Nhật Bản và các nước phương Tây. Tuy nhiên, đây có thể coi là bước đột phá trong việc sản xuất các thiết bị vệ sinh với các tính năng thông minh như: vòi rửa tự động, sấy khô sau khi đi vệ sinh, nắp rửa điện tử, sưởi ấm bệ ngồi, massage,…

Về cấu tạo, bồn cầu thông minh vẫn có các bộ phận chính như bồn cầu bệt nhưng được tích hợp thêm các bộ phận sau: vòi xịt rửa tự động, cửa gió sấy có khả năng sấy khô và sưởi ấm bệ ngồi, điều khiển cầm tay bằng sóng radio và hệ thống cảm biến.

Bồn cầu thông minh có giá thành cao hơn rất nhiều so với các loại bồn cầu khác, tuy nhiên, trải nghiệm mà nó mang lại đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng.

Bồn cầu thông minh là loại bồn cầu hiện đại nhất trong các loại bồn cầu

Bồn cầu âm tường

Bồn cầu âm tường có cấu tạo giống bồn cầu bệt nhưng phần két nước và ống dẫn được đặt vào trong tường thay vì để ra ngoài như bình thường. Đối với kiểu thiết kế này, bạn có thể tối ưu được diện tích nhà vệ sinh mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, mang lại vẻ đẹp hiện đại, độc đáo.

Bồn cầu âm tường mang lại không gian sang trọng, thoáng đãng cho nhà vệ sinh

Bồn cầu hoạt động như thế nào?

Sau khi đi vệ sinh, bạn ấn xả nước từ cần gạt hoặc nút nhấn, nước trong két nước sẽ chảy xuống bồn cầu thông qua lỗ thoát trên vành giúp xả đều xung quanh. Với lượng nước vừa đủ, nó sẽ tràn qua chỗ uốn hình chữ S xi phông (thường được gọi là cổ cò hoặc con thỏ) tạo lực hút rất mạnh giúp cuốn trôi mọi chất thải nhờ hiệu ứng xi phông. Tuy nhiên, trong bồn cầu sẽ luôn đọng lại một lượng nước vừa đủ để ngăn chặn việc khí ga bốc lên từ hầm cầu. Sau khi xả nước, nước trong két sẽ hết, khi đó nắp chụp cao su tự động đóng lại, van cấp bắt đầu xả nước cho đến khi đầy két. Phao cơ sẽ nổi lên và tự động ngắt nước khi két đã đầy.

Trên đây là những chia sẻ về cấu tạo bồn cầu cũng như nguyên lý hoạt động của bồn cầu mà Hutbephot686 gửi đến bạn đọc. Hy vọng các bạn có thể tận dụng tốt kiến thức trên cho việc chọn mua, lắp đặt và sử dụng bồn cầu đúng cách. Liên hệ theo hotline 0366.04.8888 hoặc 0942.250.111 nếu có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *