Hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học nhất

Nhà ống là một dạng nhà tương đối phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, với không gian khá “đặc biệt” như thế, nên nhiều gia chủ rất đau đầu với việc bố trí các phòng ốc sao cho hợp lý nhất. Trong bài viết dưới đây, Hutbephot686 sẽ cùng quý vị độc giả tìm hiểu chi tiết về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học, tiết kiệm diện tích mà lại hợp phong thuỷ. Hãy cùng theo dõi.

Nên thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào?

Đối với các nhà ống, diện tích mặt tiền thường khá nhỏ, nên hầu hết các tiện ích trong nhà thường được thiết kế gộp với nhau cho tiết kiệm không gian. Đồng thời, cần tận dụng các diện tích trống để tối ưu hợp lý.

Nhà vệ sinh trong các căn nhà ống thường được thiết kế với diện tích từ 3 đến 4 mét vuông, tuỳ theo diện tích mặt sàn, nhu cầu sử dụng của gia chủ, cũng như các tiện ích bên trong. Với diện tích 3-4 mét vuông, gia chủ có thể lắp đặt được bồn rửa mặt, khu vực bồn cầu và khu vực đứng tắm. Đối với những nhà vệ sinh có diện tích rộng hơn chút (trên 4 mét vuông) thì có thể lắp thêm bồn tắm.Thông thường, với diện tích nhỏ, gia chủ nên lắp các tấm kính làm phân cách để trông sáng sủa, sạch sẽ và đánh lừa thị giác, trông cho rộng hơn.

Nhà vệ sinh trong nhà ống thường có diện tích nhỏ gọn để tối ưu không gian

Cách bày trí nhà vệ sinh thường được nhiều người lựa chọn là:

+ Nếu có ý định xây nhiều nhà vệ sinh, bạn nên bố trí theo trục đứng thẳng nhau để dễ dàng đi đường ống, điện nước.

+ Nhà vệ sinh nên có hệ thống thông gió để đảm bảo sự thông thoáng.

+ Gạch ốp màu sáng, giúp cho phòng vệ sinh trông rộng rãi và sạch sẽ hơn. Tốt nhất là chọn gạch sáng màu, tránh chi tiết rườm rà.

+ Có thể trang bị thêm một chiếc gương lớn trong nhà tắm. Nếu không, hãy lắp thêm cửa sổ. Chiếc gương hoặc cửa sổ sẽ giúp cho không gian có vẻ rộng hơn và làm cho phòng tắm của bạn trở nên sáng sủa.

Nên lắp gương hoặc cửa sổ để nhìn phòng vệ sinh thêm sáng sủa

Tư vấn bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống một cách khoa học

Bản chất nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích nhỏ, chính vì vậy nhiều người thường tận dụng để sắp xếp tích hợp giữa các không gian. Dưới đây là gợi ý một vài cách bày trí hay được áp dụng nhất:

Nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Điều kiêng kị nhất trong việc bố trí vị trí nhà vệ sinh đó là đặt ở trên phòng ngủ, trên nhà bếp hoặc trong phòng ăn, đặt ở các lối ra vào,… Chính vì thế, nhiều người thường xây dựng vào luôn bên trong phòng ngủ để tiện cho các sinh hoạt. Tuy nhiên, việc lắp đặt các thiết bị bên trong nhà sinh còn liên quan đến việc cấp điện và cấp nước nên cần phải có sự bố trí hợp lý.

Nhà vệ sinh lắp đặt trong phòng ngủ của nhà ống

Có một vài lưu ý sau khi lắp đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ:

+ Bồn cầu đặt chéo hoặc vuông góc với cửa phòng vệ sinh, cửa vệ sinh lắp ở vị trí kín đáo, không nên đặt hướng bồn cầu cùng với hướng cửa nhà. Tránh các hướng Bắc hoặc Đông Bắc, Nam hoặc Tây Nam.

+ Không đặt vị trí bồn cầu hướng thẳng về phía giường.

+ Nên lắp rèm hoặc các vách ngăn tại khu vực bồn cầu.

+ Thường xuyên giữ cho nhà vệ sinh sạch sẽ, lau chùi gọn gàng.

Tích hợp dưới gầm cầu thang

Trong những trường hợp eo hẹp về không gian thiết kế, nhiều người thường có ý tưởng tận dụng không gian dưới gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh. Đây cũng là một ý kiến hay, tuy nhiên, nếu bạn là người quan trọng về yếu tố phong thuỷ hoặc không thích cảm giác chật chội, trần thấp thì nên xem xét kỹ lưỡng cách bố trí này.

Nhà vệ sinh bố trí dưới gầm cầu thang để tiết kiệm không gian

Tuy không có bất kỳ giải thích khoa học nào cho việc bày trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang ảnh hưởng đến tiền tài hay công danh, tuy nhiên, dân gian ta thường có câu “Có kiêng, có lành”. Vì thế, trong những trường hợp không thể thay đổi vị trí nhà sinh, bắt buộc phải lắp đặt dưới gầm cầu thang, bạn có thể làm như sau:

+ Lắp đặt các quạt thông gió để lưu thông không khí, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

+ Đặt chậu cây xanh gần nhà vệ sinh để hoá giải âm khí.

+ Đặt đá thạch anh, bảo bình bên trong phòng tắm.

Lưu ý trong việc sắp xếp nhà vệ sinh hợp phong thuỷ

Theo phong thuỷ cũng như thẩm mỹ, gia chủ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

+ Không nên bố trí nhà vệ sinh ở trung tâm nhà, nhất là trước những lối đi lại chính.

+ Không xây nhà vệ sinh quay về hướng đối diện cửa chính, cửa ra vào.

+ Nên sắp xếp lắp hướng của bồn cầu không cùng hướng của nhà vệ sinh.

+ Không đặt nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ hoặc cuối hành lang.

+ Nên lắp thêm cửa sổ nếu nhà vệ sinh quá nhỏ, khó lưu thông không khí.

+ Giữ cho nhà vệ sinh sạch sẽ, không để nhà vệ sinh bẩn, hôi thối bốc mùi.

Lưu ý trong việc bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Bên cạnh đó, vì diện tích nhà vệ sinh nhỏ, nên hãy cố gắng tiết kiệm không gian nhiều nhất có thể, bằng cách đặt càng ít thiết bị dưới sàn càng tốt. Thay vào đó có thể gắn các thiết bị lên trên tường sẽ làm phòng rộng rãi hơn nhiều.

Trên đây Hutbephot686 đã hướng dẫn độc giả cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống sao cho khoa học và thẩm mỹ nhất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các gia chủ trong việc thiết kế không gian nhà phù hợp. Mọi nhu cầu về sử dụng các dịch vụ vệ sinh môi trường hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0366.04.8888 – 0942. 250.111 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *