Nước thải sinh hoạt tiếng Anh là gì? Những thông tin bạn cần biết

Trong cuộc sống thường ngày, con người tham gia vào vô số các hoạt động và thải ra môi trường số lượng chất thải khổng lồ và trong đó có nước thải sinh hoạt. Vậy chính xác nước thải sinh hoạt là gì? Nước thải sinh hoạt tiếng anh là gì? Cùng Hutbephot686 tìm hiểu những thông tin cần biết xoay quanh vấn đề nước thải sinh hoạt ngay bây giờ nhé!

Nước thải sinh hoạt tiếng Anh là gì?

Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra môi trường sau khi đã trải qua quá trình sử dụng như vệ sinh, tắm giặt, nấu nướng, ăn uống,… và các hoạt động khác hàng ngày của con người tại khu dân cư, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ quan, công trình,…

Nước thải sinh hoạt

Hiện nay, ở các thành phố lớn, có mật độ dân cư sinh sống đông đúc thì tình trạng nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm đã và đang ngày càng lan rộng vì trong loại chất thải này có chứa nồng độ Photpho, Nito, BOD5, COD rất cao. Bên cạnh đó, nó còn chứa các yếu tố ô nhiễm khác như mầm bệnh lây lan bởi virus, vi khuẩn có trong phân. Chính vì thế mà việc xây dựng hệ thống nước thải sinh hoạt là vô cùng cấp thiết.

Nước sinh hoạt trong tiếng Anh là Domestic water, nước thải sinh hoạt trong tiếng Anh là Domestic wastewater.

Nước thải sinh hoạt có những đặc điểm gì?

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu có nên dễ bị phân hủy sinh học. Cụ thể, nó bao gồm 40 đến 50% protein, 40 đến 50% carbohydrate và từ 5 đến 10% chất béo.

Nồng độ chất hữu cơ có trong chất thải sinh hoạt sẽ dao động từ 150mg/l đến 450mg/l. Ngoài các thành phần hữu cơ, nước thải sinh hoạt còn chứa các chất vô cơ, các loại vi khuẩn, virus có khả năng dẫn đến các dịch bệnh gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Đặc điểm nước thải sinh hoạt

Phân loại nước thải sinh hoạt

Dựa vào tính chất của từng loại nước thải mà người ta chia nước thải sinh hoạt thành ba loại để có biện pháp xử lý hiệu quả. Đầu tiên là nước thải từ các khu vệ sinh (bao gồm phòng vệ sinh tại nhà, nhà vệ sinh công cộng,…). Thứ hai là nước thải có nguồn gốc từ nhà bếp, có chứa hàm lượng dầu mỡ cao và cuối cùng là nước thải từ hoạt động tắm giặt.

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện đại nhất hiện nay

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Đây là công nghệ xử lý áp dụng phương pháp sinh học kết hợp giữa bùn than hoạt tính và xử lý bằng vật liệu màng sinh học MBBR. Công nghệ này được áp dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải ô nhiễm sinh hoạt riêng rẽ hoặc đồng thời của các hợp chất cơ bản như Nito, Photpho, BOD.

Công nghệ xử lý MBBR

Hiện nay, công nghệ xử lý MBBR được ứng dụng chủ yếu tại các nhà hàng, khách sạn, nhà máy, khu công nghiệp, phòng khám, bệnh viện, nhà máy sản xuất bia, chế biến sữa, tinh bột sắn,…

Công nghệ xử lý nước thải AAO

AAO là công nghệ xử lý nước thải được các kỹ sư Nhật Bản phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước và hiện đang ngày càng được hoàn thiện về mặt kỹ thuật cũng như quy trình xử lý.

Công nghệ này được ứng dụng để xử lý các loại nước thải có tỷ lệ BOD/COD > 0,5 và các loại nước thải có tỷ lệ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học lớn hơn. Hiện nay, AAO được áp dụng cho các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy chế biến thực phẩm, nước thải từ bệnh viện,…

Công nghệ xử lý nước thải MBR

MBR (Membrane Bioreactor) có thể được hiểu là xử lý bằng bể màng lọc sinh học. Đây là phát minh nổi bật của các nhà khoa học về màng bọc sinh học thế kỷ 21. Theo đó, sẽ sử dụng một màng bọc có kích thước <0,2µm đặt trong bể sinh học hiếu khí mà không cần có bể khử trùng hoặc bể lắng.

Công nghệ xử lý MBR

Vì màng lọc này có kích thước nhỏ nên dễ lọc các phân tử bùn vi sinh, các vi sinh vật độc hại và cặn lơ lửng khỏi nước thải.

Công nghệ xử lý nước thải SBR

SBR (Sequencing Batch Reactor) được hiểu là công nghệ xử lý sử dụng phương pháp sinh học theo mẻ và được đánh giá là công nghệ xử lý tương đối hiệu quả. Để vận dành được thì các công ty môi trường cần xây dựng 2 cụm bể bao gồm C-tech và Selector. Đây là bể xử lý hoạt động thông qua quy trình phản ứng sinh học theo mẻ liên tục và đồng thời nó cũng là một dạng Aerotank.

Công nghệ xử lý SBR

Khi nước thải được dẫn qua bể Selector, nó sẽ sục khí liên tục, nhờ đó mà quá trình xử lý sinh học hiếu khí được diễn ra rồi tiếp tục sang bể C-tech để thực hiện các bước tiếp theo.

Nhìn chung, quy trình xử lý nước thải SBR hoạt động theo quy trình tuần hoàn khép kín bao gồm các bước: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước đều tuần tự, được lựa chọn kỹ lưỡng theo chu kỳ để điều khiển toàn bộ quá trình xử lý dễ dàng và hiệu quả hơn.

Hy vọng những kiến thức cơ bản mà Hutbephot686 đã chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu các bạn có thắc mắc hoặc thông tin cần trao đổi, vui lòng liên hệ hotline 0942250111 hoặc 0366048888 để được Hutbephot686 hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *