Cấu tạo bồn cầu ngồi xổm: Kích thước & cách lắp đặt hiệu quả

Với một số công trình nhà vệ sinh công cộng như bệnh viện, trường học,… thì các chủ đầu tư thường có xu hướng tiết kiệm tối đa chi phí bằng cách lựa chọn sử dụng dòng bồn cầu ngồi xổm. Theo đó có khá nhiều người băn khoăn không biết cấu tạo bồn cầu ngồi xổm gồm những gì và cách thức lắp đặt ra sao? Trong bài viết hôm nay, Hutbephot686 sẽ chia sẻ đến bạn tất cả mọi thứ, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bồn cầu ngồi xổm là gì?

Bồn cầu ngồi xổm hay còn được gọi với những cái tên khác như bệt vệ sinh ngồi xổm hay bệt xí xổm. Đây là một thiết bị bồn cầu vệ sinh khá đặc biệt với phần bệ ngồi đặt âm sàn và không có nắp đậy. Theo đó khi sử dụng thì mọi người chỉ cần ngồi theo tư thế xổm, gập đầu gối sát bụng và ngực còn mông chạm sát đất.

Sản phẩm bồn cầu ngồi xổm phổ biến ở Việt Nam vào khoảng 10 năm về trước và gần như hiện nay không còn xuất hiện tại các phòng vệ sinh tại nhà nữa. Tuy nhiên nó vẫn được chọn sử dụng tại các địa điểm công cộng, xí nghiệp, khu tập thể cũ,…

Bồn cầu ngồi xổm hay còn gọi là bệt xí xổm

Cấu tạo bồn cầu ngồi xổm

Bồn cầu ngồi xổm được phân chia ra thành 02 loại chính là bồn cầu xổm có két nước và bồn cầu xổm không có két nước. Xét về cơ bản thì cấu tạo chung của chúng chia thành 02 bộ phận chính là ghê ngồi bồn cầu xổm (phần bệ ngồi) và bộ xả nước. Cụ thể:

Bộ xả nước

Đây là bộ phận gắn phía trên bồn cầu với chức năng chính là xả nước. Người dùng vận hành bằng cách nhấn nút hoặc gạt tương tự bồn cầu thông thường. Nhưng chỉ những loại xí bệt xổm hiện đại, đã được cải tiến mới thì mới trang bị thêm bộ két xả nước mà thôi. Còn với những chiếc bồn cầu xổm truyền thống thì mọi người phải hứng nước vào chậu hay gáo rồi đem dội trực tiếp xuống lỗ để xả trôi hết chất thải xuống bể chứa.

Ghế ngồi bồn cầu xổm (phần bệ ngồi)

Phần để ngồi dùng đi vệ sinh vào đó gọi là phần bệ ngồi, nó được thiết kế dạng ngồi xổm với chất liệu bằng sứ. Hai bên thành bệ sử dụng làm phần để chân với những đường gờ mấp mô nhằm mục đích tránh hiện tượng trơn trượt khi ngồi.

Cũng tương tự như các dòng bồn cầu thông thường khác, bên trong bồn cầu ngồi xổm có một lỗ thoát chất thải dẫn xuống đường ống và đi đến bể chứa.Thêm vào đó là một đập ngăn nước tạo ra bãi nước nhỏ ở trong lỗ thoát giúp ngăn mùi trào ngược từ phía dưới lên.

Cấu tạo bồn cầu ngồi xổm

Kích thước của bồn cầu xổm

Bình thường thì thông số của bồn cầu ngồi xổm có kích thước điển hình như sau:

+ Chiều dài: 485mm

+ Chiều rộng: 426mm

+ Chiều cao: 250mm

Tuy nhiên những số đo này có thể bị sai lệch lên xuống đôi chút tùy thuộc vào từng thiết kế và từng mẫu mã của các nhà sản xuất. Do vậy trước khi có ý định lắp đặt thì chủ đầu tư cần tìm hiểu kích thước để lựa chọn cho phù hợp.

Ưu – nhược điểm của bồn cầu ngồi xổm

Bồn cầu ngồi xổm sở hữu những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Cụ thể:

Ưu điểm của bồn cầu ngồi xổm

Bản thân là một sản phẩm được đánh giá cao với cấu tạo đơn giản cùng kích thước nhỏ gọn nên bồn cầu ngồi xổm mang đến sự thoải mái tối đa cho người sử dụng. Một số ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

+ Tốt cho sức khỏe: Tư thế ngồi xổm lúc đi vệ sinh được nhiều chuyên gia về sức khỏe đánh giá là tốt cho đường trực tràng. Qua đó góp phần làm hạn chế một số bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón, trĩ, viêm ruột thừa,…

+ Giá thành rẻ: So với những mẫu bồn cầu khác thì bồn cầu xổm có mức giá cả rẻ hơn rất nhiều chỉ dao động trong khoảng từ 400.000 – 4.000.000 tùy loại.

+ Tiết kiệm diện tích: Nhờ có thiết kế nhỏ gọn nên bồn cầu ngồi xổm có khả năng tối ưu diện tích trong phòng vệ sinh cực hiệu quả, đặc biệt phù hợp với những không gian khiêm tốn, nhỏ hẹp.

Nhược điểm của bồn cầu ngồi xổm

Ngoài những ưu điểm kể trên thì bồn cầu ngồi xổm vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

+ Tính thẩm mỹ: Bồn cầu ngồi xổm không được đẹp mắt, ít mẫu mã và không giúp nâng tầm vẻ đẹp cho không gian giống như bồn cầu đứng thông thường

+ Ngồi lâu gây cảm giác không thoải mái: Ngồi xổm trong giây lát không là vấn đề. Nhưng nếu ngồi xổm trong thời gian dài khi đi vệ sinh có thể khiến người sử dụng mỏi cơ chân và cơ đùi hoặc gây đau, gây tê chân.

Ưu – nhược điểm của bồn cầu ngồi xổm

Hướng dẫn cách lắp đặt bồn cầu ngồi xổm đúng cách

Lắp đặt bồn cầu ngồi xổm tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế thì không. Trước khi đi vào chi tiết các bước làm thì việc đầu tiên là bạn cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu và dụng cụ sau đây:

  • Bệ ngồi xổm
  • Xi măng
  • Máy khoan
  • Cát
  • Thanh bẩy
  • Găng tay
  • Phay xây

Bạn nên nhớ cần chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo quá trình thi công không bị gián đoạn ngoài ý muốn. Theo đó, sau khi đã có đầy đủ mọi thứ thì bắt đầu tiến hành lắp đặt ngay thôi:

Bước 1: Vệ sinh sạch khu vực lắp đặt bồn cầu

Đầu tiên hãy vệ sinh sạch sẽ bề mặt sẽ lắp đặt bồn cầu. Bạn có thể sử dụng một chút nước sạch hay lấy nước tẩy rửa nhà vệ sinh thấm vào giẻ sạch và lau khô.

Trường hợp đã có bồn cầu rồi mà muốn thay mới thì dùng khoan và thay bẩy để bẩy bồn cũ lên. Nhớ khoan theo chiều kim đồng hồ, khoan xung quanh miệng để không làm vỡ bồn cầu. Sau đó dùng dao cạo sạch lớp nền bám xung quanh nhằm tạo 1 bề mặt tiếp xúc nhẵn, sạch sẽ giúp quá trình lắp đặt bồn cầu mới thuận lợi.

Bước 2: Lắp đặt bồn cầu

Lấy xi măng trát 1 lớp mỏng khoảng 1 – 1.5cm lên bề mặt tiếp xúc. Khi xi măng còn ướt thì bạn hãy đặt bệ ngồi xổm mới vào rồi điều chỉnh sao cho ngay ngắn, trúng vào tâm lô và tâm của đường ống thoát nước là được. Tiếp theo dùng tay ấn nhẹ đều đặn cả 2 bên.

Bước ngày cực kỳ quan trọng nên bạn cần phải đặc biệt chú ý vì chỉ cần một sơ xuất nhỏ thôi có thể dẫn đến sự khổ sở lúc vận hành. Ví dụ như xả nước không thể trôi vật dụng như ý muốn hoặc thậm chí là còn bị tồn động gây mất vệ sinh và cuối cùng sửa cũng khó mà phá đi lắp cái mới lại càng bực mình hơn.

Hướng dẫn cách lắp đặt bồn cầu ngồi xổm đúng cách

Bước 3: Trát xi măng vào xung quanh bệ xổm

Đặt bệt xổm vào đúng vị trí thì vẫn chưa gọi là hoàn thành mà bạn cần phải trát xi măng xung quanh để bịt kín các lỗ hổng. Tốt nhất hãy trát phần rìa của bồn, đảm bảo cho nước không bị ngấm vào chân tiếp xúc của bồn và hệ thống thoát nước bẩn. Hoàn tất xong hãy chờ xi măng khô khoảng 1 – 2 ngày. Bạn có thể kiểm tra thử bằng cách nếu sờ thấy rắn và cảm nhận đã được rồi thì có thể sử dụng bình thường.

Mong rằng bài viết trên của Hutbephot686 chia sẻ đã mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin hữu ích liên quan đến cấu tạo bồn cầu ngồi xổm và cách lắp đặt đúng chuẩn. Nếu trong quá trình sử dụng mà bồn cầu có hiện tượng tắc nghẽn cần thông tắc  thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline  0366.04.8888 – 0942.250.111 để được hỗ trợ kịp thời nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *