Báo động trước những hậu quả của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí dần trở nên trực quan hơn và trở thành một tình trạng đáng báo động khắp toàn cầu. Hậu quả của ô nhiễm không khí có tác động nguy hại đến toàn bộ sự sống của Trái Đất. Vậy cụ thể đó là những hậu quả gì? Hãy cùng nhìn lại qua bài viết của hutbephot686!

Định nghĩa ô nhiễm không khí

Hiểu một cách đơn giản, khi các thành phần trong không khí bị thay đổi thì chính là ô nhiễm không khí. Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể do các tác nhân như chất hóa học, chất khí, khói bụi… Ô nhiễm không khí lâu dần sẽ gây biến đổi khí hậu và gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, xã hội và sức khỏe của con người.

Ô nhiễm không khí là tình trạng đáng báo động hiện nay

Hậu quả của ô nhiễm không khí vô cùng nặng nề

Tác hại đối với con người

Ô nhiễm không khí có thể là tác nhân chính trong việc “giết chết” con người. Những hậu quả nặng nề liên quan đến sức khỏe ngày càng khiến mỗi chúng ta phải nhận thức rõ ràng hơn.

Gây nên những bệnh về đường hô hấp

Một lượng lớn khói bụi trong không khí đến từ các hoạt động đô thị hóa, công nghiệp hóa là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những bệnh về đường hô hấp. Khi phổi hít phải một lượng lớn khói bụi sẽ dễ bị tổn thương. Những bệnh về đường hô hấp thường gặp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn…

Gây nên những bệnh nguy hiểm

Bụi mịn là một trong những thành phần nguy hại nhất khi nói đến ô nhiễm không khí. Với kích thước siêu nhỏ, chúng có thể đi sâu vào cơ thể, xâm nhập vào hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra một số bệnh như: Suy nhược thần kinh, đột quỵ, tim, ung thư phổi…

Con người là nạn nhân chính của ô nhiễm không khí

Gây nhiễm độc cho cơ thể

Những thành phần có trong khí thải từ hoạt động công nghiệp (xí nghiệp, nhà máy) cùng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Khi chúng ta hít vào, một lượng lớn các chất này sẽ đi khắp cơ thể. Những chất nguy hiểm như ion kim loại nặng, thuốc hóa học… sẽ dễ khiến cơ thể nhiễm độc hoặc gây bệnh ung thư.

Bệnh vô sinh

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh vô sinh ở nam giới là một trong những hậu quả của ô nhiễm không khí. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng, với nhóm nam giới sinh sống ở môi trường ô nhiễm thường sở hữu chất lượng tinh trùng kém, tỷ lệ mắc vô sinh cao hơn.

Các bệnh về mắt và da liễu

Có thể nhiều người chưa biết, ô nhiễm không khí cũng có thể trực tiếp ảnh hưởng đến mắt. Đây là cơ quan nhạy cảm nhất trong cơ thể, chúng dễ bị ảnh hưởng bởi những nhân tố như bụi, gió, ánh nắng. Những bệnh về mắt liên quan đến ô nhiễm không khí nhiều nhất là viêm giác mạc, dị ứng mắt, đục thủy tinh thể…

Bên cạnh đó, tác nhân này cũng gây các bệnh về da liễu như: Đỏ rát da, sạm da, ung thư da…

Tác hại đối với động thực vật

Không chỉ con người, mà động vật và thực vật cũng là những nạn nhân của ô nhiễm không khí. Những chất như CO, SO2, H2S, NO2… khi tiếp xúc với các loại động thực vật có thể gây tắc nghẽn khí quản. Từ đó, làm giảm miễn dịch và làm chậm quá trình trao đổi chất.

Ô nhiễm không khí gây ra các hiện tượng toàn cầu

Với thực vật, nhóm cây ăn quả dễ bị tác động nhất từ ô nhiễm môi trường. Khi tiếp xúc với một lượng lớn HF, chúng có thể rụng lá.

Một trong những hậu quả của ô nhiễm không khí lớn nhất là gây nên các hiện tượng mang tính toàn cầu. Đó là hiện tượng hiệu ứng nhà kính, mưa axit… Các hiện tượng này lại là tác nhân đe dọa mạng sống của động thực vật. Thông qua đó, gián tiếp gây hại đến chuỗi thức ăn của con người.

Tác hại đối với kinh tế và xã hội

Kinh tế và xã hội cũng chịu tác động từ ô nhiễm không khí. Tại sao ư? Bởi con người, động thực vật… là những nạn nhân trực tiếp của ô nhiễm không khí. Trong khi đây lại là nguồn nhân lực chính để phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Chính bởi vậy, nếu con người mang nhiều bệnh tật, sức khỏe suy yếu cũng kéo theo hàng loạt hệ lụy cho nền kinh tế.

Ô nhiễm không khí từ đâu mà ra?

Nguyên nhân chủ yếu từ hoạt động sản xuất

Ô nhiễm không khí có thể xuất phát từ các thảm họa thiên nhiên như bão, lũ, cháy rừng… Mặc dù vậy, phần lớn thường do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Cụ thể là:

– Hoạt động sản xuất của công ty, nhà máy, xí nghiệp. Khí thải, chất thải không được xử lý đúng cách. Ngoài ra, những nhiên liệu bị đốt cháy trong sản xuất cũng gây ô nhiễm không khí. Một số ngành điển hình có tác động xấu đến chất lượng không khí như: Dệt may, hóa chất, phân bón, luyện kim, nhiệt điện…

– Quá trình đô thị hóa, sự tăng lên của những phương tiện giao thông chạy bằng khí đốt như xăng, dầu…

– Hoạt động xây dựng, khai thác…

Đề xuất các biện pháp cải thiện ô nhiễm không khí

Hậu quả của ô nhiễm không khí luôn trong tình trạng đáng báo động. Đó chính là lý do mỗi người cần tự nhận thức trong việc chung tay khắc phục những hậu quả này. Một số biện pháp hữu hiệu để cải thiện ô nhiễm không khí bao gồm:

Bảo vệ bầu không khí chính là bảo vệ cho mỗi chúng ta

– Giữ vệ sinh môi trường: Không vứt rác bừa bãi, không đốt rác hay những đồ dùng khác sai quy định, thường xuyên vệ sinh đường sá, nhà cửa.

– Tích cực trồng nhiều cây xanh.

– Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân.

– Dùng nhiên liệu tự nhiên, sạch.

– Tăng cường phát hiện, tuyên truyền và giáo dục về hậu quả của ô nhiễm không khí cũng như cách phòng và chống.

– Giữ thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài.

– Tạo lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật do ô nhiễm không khí.

Hy vọng những thông tin mà hutbephot686 chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0366.04.8888 hoặc 0942.250.111.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *