Thông tin từ A – Z về bể tự hoại và lưu ý khi thi công và sử dụng

Bể tự hoại hay thường gọi là bể phốt là thuật ngữ thường gặp trong cuộc sống. Bài viết hôm nay bạn đọc hãy cùng hutbephot686 tìm hiểu thông tin về bể tự hoại và lưu ý khi thi công loại bể này qua bài viết sau đây.

Bể tự hoại là gì?

Bể phốt hay bể tự hoại trong tiếng Anh được gọi là Septic Tank. Một số tên gọi phổ biến khác như hầm cầu, hầm tự hoại, hầm vệ sinh…

Bể tự hoại hay còn gọi là hầm cầu, bể phốt

Hiểu đơn giản, bể tự hoại là một hệ thống chứa và phân hủy những chất thải trực tiếp từ các nhà vệ sinh, nhà tắm, bồn rửa chén, rửa mặt…

Chất thải nếu được thải trực tiếp xa ngoài môi trường sẽ cực kỳ mất vệ sinh và gây ô nhiễm. Do đó, việc xây dựng và sử dụng bể tự hoại là một giải pháp và phương thức nên được áp dụng. Bể tự hoại ra đời đã trở thành một công cụ chứa cũng như xử lý chất thải tại chỗ mà không làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan cũng như môi trường sống xung quanh.

Phân loại bể tự hoại

Bể tự hoại 2 ngăn

Cấu tạo của bể tự hoại 2 ngăn gồm 1 ngăn chứa chất thải và ngăn thứ 2 có công dụng rút nước thải, hay còn gọi là ngăn lắng. Trong đó, ngăn 1 có diện tích lớn hơn.

Chất thải khi đi từ các lỗ thoát nước xuống hầm tự hoại và được chứa ở ngăn đầu tiên. Ngăn này chứa các vi khuẩn có thể phân hủy những chất thải hữu cơ như giấy vệ sinh, thức ăn, xác động vật, phân… Các chất thải này sẽ được chuyển hóa thành bùn sau một thời gian.

Cấu tạo bể tự hoại 2 ngăn

Thường thì loại bể này sẽ chứa lượng nước thải chiếm một nửa diện tích của bể. Khi nước thải dâng cao thì tràn sang ngăn thứ 2 và ngấm vào lòng đất. Quy trình này cứ tiếp diễn trung bình từ 1 – 10 năm.

Bể tự hoại 3 ngăn

Khác với bể tự hoại 2 ngăn, bể tự hoại 3 ngăn bao gồm: Ngăn 1 chứa chất thải (chiếm 3/5 diện tích), ngăn 2 là bể lắng (chiếm 1/5 diện tích), ngăn 3 có vai trò lọc nước (chiếm 1/5 diện tích).

Ở loại bể này, chất thải theo các đường ống thoái nước sẽ đi xuống bể tự hoại. Sau đó chúng được phân hủy và chuyển hóa thành bùn. Quy trình này cứ tiếp diện, sau đó đầy thì tự động chuyển sang ngăn lắng.

Đến khi ngăn này đầy thì lại tự động chuyển sang ngăn lọc. Vòng tuần hoàn này xảy ra liên tục trung bình từ 5 – 10 năm hoặc hơn tùy vào chất lượng đất và kỹ thuật xây hầm. Xây dựng hầm tự hoại 3 ngăn tương tự như loại 2 ngăn. Tuy nhiên, hay vì ngăn bể ra làm hai phần thì bể sẽ được ngăn làm ba.

Bể tự hoại theo chất liệu

Ngoài phân loại theo cấu tạo, bể tự hoại còn được phân loại theo chất liệu. Cụ thể là hai chất liệu phổ biến sau đây:

– Bể tự hoại xây: Đây là loại bể thường gặp ở các hộ gia đình địa phương, thuộc vùng nông thôn. Chúng được xây bằng vật liệu bê tông hoặc gạch. Ưu điểm của bể tự hoại xây là đáp ứng được chính xác nhu cầu tùy vào dung tích. Nhưng hạn chế của loại bể này là cần kỹ thuật xây dựng cao, dễ gặp phải sự cố thấm và nứt bể.

Bể tự hoại làm từ nhựa cao cấp Composite

– Bể tự hoại nhựa composite: Composite là một loại nhựa nguyên sinh thường được ứng dụng phổ biến vì độ bền và tuổi thọ cao. Bể tự hoại composite không bị thấm hay nứt, không cần xây dựng, dễ lắp đặt và sử dụng.

Lưu ý khi thi công và sử dụng bể tự hoại

Lưu ý khi thi công bể tự hoại

Trong quá trình xây dựng hầm tự hoại, bạn có thể sẽ gặp phải những vấn đề không như ý. Do đó, cần lưu ý một vài điểm như sau:

– Từ mặt bể cho đến mặt nước phải đảm bảo độ sâu dưới 120cm. Chiều dài đảm bảo không dưới 70cm, rộng không dưới 50cm. Tỷ lệ giữa dài và rộng là 2:1.

Lưu ý khi xây dựng bể tự hoại

– Khi xây dựng, cần đặt ống thoát nước cách mặt nước khoảng 30cm, không được đặt ống dưới mặt nước.

– Sử dụng bê tông kết hợp gạch để xây hầm kiên cố, độ dày cao. Đặc biệt, trám các kẽ hở thật kín nhằm tránh những sự cố rò rỉ và thấm nước trong quá trình sử dụng.

Việc sử dụng bể tự hoại lâu hay không thường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thi công. Do đó, nếu sử dụng hầm loại tự xây thì cần lưu ý những vấn đề trên nhằm tăng tuổi thọ cho bể nhé.

Lưu ý khi sử dụng bể tự hoại

Trong quá trình sử dụng, bể tự hoại xuất hiện mùi hôi hoặc có dấu hiệu nhanh đầy thường là do lượng chất thải quá lớn, không kịp phân hủy và chuyển hóa.

Hầm cầu đầy khiến những chất thải và nước bị đầy ngược lại lên các đường ống thoát nước gây mất vệ sinh. Do vậy, nếu không có giải pháp xử lý sẽ khiến hầm bị rò rì, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt.

Cần hút hầm cầu định kỳ, tránh chất thải bị đầy và rò rỉ

Với tình trạng này, chúng ta cần triển khai các giải pháp như thông tắc hầm cầu, hút hầm cầu và tăng thêm vi khuẩn, vi sinh vật có tác dụng phân hủy chất hữu cơ cho bể.

Nhìn chung, bể tự hoại là một công trình tuy nhỏ nhưng bất cứ gia đình nào cũng cần đến. Thi công và sử dụng bể tự hoại cần chú ý đến kỹ thuật xây dựng và hút hầm cầu định kỳ tránh những sự cố thấm hoặc rò rỉ chất thải ra bên ngoài.

Hy vọng những nội dung được chia sẻ trên đây của hutbephot686 đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bể tự hoại. Mọi nhu cầu hút bể phốt, hút hầm cầu… vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0366.04.8888 hoặc 0942.250.111.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *