Danh mục chất thải nguy hại và cách tra cứu, sử dụng danh mục

Nhiều doanh nghiệp hàng năm có thể xả ra hàng tấn chất thải, trong đó có chất thải nguy hại. Việc nắm bắt và hiểu rõ danh mục chất thải nguy hại và quy định quản lý sẽ góp phần giúp doanh nghiệp bảo vệ môi trường và không vi phạm pháp luật. Bài viết hôm nay Hutbephot686 sẽ giúp bạn liệt kê danh mục chất thải nguy hại và cách tra cứu danh mục.

Chất thải nguy hại là gì?

Chất thải hiểu đơn giản là vật thể bị loại bỏ bằng cách vứt đi, đốt hoặc tái chế, nó có thể ở thể rắn, lỏng và cả khí. Chất thải nguy hại có thể thuộc 1 trong 2 dạng sau:

+ Chất thải được liệt kê: Là loại chất thải có tên xuất hiện trong danh mục chất thải nguy hại được ban hành trong thông tư 36/2015/ TT-BTNMT. Các chất thải này thường có hại cho cả con người và môi trường nếu không được quản lý đúng cách. Thậm chí một số chất thải được quản lý đúng cách vẫn có thể gây tử vong ngay cả khi ở liều lượng thấp (chất thải nguy hại cấp tính)

+ Chất thải theo đặc tính: Trường hợp chất thải không được liệt kê trong danh mục vẫn có thể xem là chất thải nguy hại nếu xuất hiện một hoặc nhiều đặc tính sau: bắt lửa trong điều kiện nhất định, ăn mòn kim loại hoặc có độ pH rất thấp hoặc rất cao, tạo ra khí ga, khí độc và bốc hơi khi trộn với nước hoặc trong điều kiện nóng, có áp suất, có thể gây hại hoặc gây chết người khi ăn hoặc hấp thu chúng, có thể làm ngấm các hóa chất độc hại vào mạch nước ngầm hoặc đất khi bị thải bỏ trên đất.

Chất thải nguy hại cần phải được phân loại để quản lý

Cách tra cứu, sử dụng danh mục chất thải nguy hại

Bước 1: Căn cứ theo danh sách các loại chất thải đã được phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính để xác định sơ bộ xem nguồn thải được xem xét có thể phát sinh các chất thải nằm trong mục nào và có thứ tự bao nhiêu. Một nguồn thải có thể phát sinh nhiều loại chất thải nằm trong nhiều mục khác nhau. 2 nhóm mục cần ghi nhớ gồm có: nhóm những chất thải đặc trưng cho từng loại nguồn hoặc dòng thải khác nhau (các mục từ 01 đến 16), nhóm những chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh (các mục 17, 18 và 19)

Bước 2: Căn cứ vào thứ tự ở trên để xác định vị trí của nhóm chất thải được phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính trong Danh mục chất thải nguy hại.

Bước 3: Rà soát lại trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính ở trên để xác định nhóm chất thải được phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải liên quan.

Bước 4: Rà soát một lần nữa trong nhóm chất thải được phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải ở trên để xác định chính xác từng loại chất thải nguy hại được liệt kê trong đó.

Phân loại chất thải nguy hại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính

Các loại chất thải nguy hại được phân loại theo 18 nhóm nguồn hoặc dòng thải chính như sau:

+ Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, than và dầu khí.

+ Chất thải từ ngành sản xuất các loại hóa chất vô cơ

+ Chất thải từ ngành sản xuất các loại hóa chất hữu cơ

+ Chất thải từ ngành nhiệt điện và một số quá trình nhiệt khác

+ Chất thải từ ngành luyện kim

+ Chất thải từ ngành sản xuất các vật liệu xây dựng và thủy tinh

+ Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt và tạo hình kim loại cũng như các vật liệu khác

+ Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế và cung ứng, sử dụng các sản phẩm có tính che phủ như sơn, men thủy tinh, véc ni,… các chất kết dính, mực in và chất bịt kín

+ Chất thải từ ngành chế biến và sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy

+ Chất thải từ ngành chế biến da, lông và làm các sản phẩm liên quan đến dệt nhuộm

+ Chất thải trong quá trình xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất được đào từ các khu vực bị ô nhiễm)

+ Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý và tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt, công nghiệp

+ Chất thải từ ngành y tế và thú y (ngoại trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)

+ Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

+ Các thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã quá hạn sử dụng và chất thải từ các hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị và phương tiện giao thông vận tải

+ Chất thải từ các hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác

+ Dầu thải và các chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy

+ Chất thải bao bì, các chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ

+ Các loại chất thải khác

Các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm rõ cách tra cứu và sử dụng danh mục chất thải nguy hại

Một số chất thải nguy hại trong danh mục chất thải nguy hại

+ Bùn thải và các chất thải có chứa dầu và các thành phần nguy hại từ quá trình khoan

+ Bùn đáy bể

+ Bùn thải chứa axit

+ Dầu tràn

+ Dầu thải chứa axit

+ Các vật liệu lọc bằng đất sét đã qua sử dụng

+ Axit sunfuric, axit sunfurơ, axit clohydric, axit flohydric thải,…

+ Muối và dung dịch muối thải bên trong có chứa xyanua

+ Than hoạt tính đã sử dụng

Chất thải nguy hại nếu không được phân loại và quản lý đúng cách sẽ gây hại đến môi trường và sức khỏe con người

Các bạn có thể theo dõi đầy đủ và chi tiết hơn các loại chất thải nằm trong danh mục chất thải nguy hại ở thông tư 36/2015/ TT-BTNMT.

Trên đây là một số thông tin về danh mục chất thải nguy hại mà Hutbephot686 đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn về các loại chất thải nguy hại, hay có nhu cầu thông tắc bồn cầu, bể phốt…hãy liên hệ theo số điện thoại 0366.04.8888 hoặc 0942.250.111.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud
Gọi Ngay