Để đảm bảo cho tính thẩm mỹ cũng như phát huy được hết công năng, sàn nhà vệ sinh cần phải được xem xét và thiết kế kỹ lưỡng, đạt chuẩn. Vì lý do đó, trong bài viết dưới đây, Hutbephot686 sẽ chia sẻ đến cho độc giả cấu tạo sàn nhà vệ sinh đạt chuẩn nhất hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0366.04.8888.
Cấu tạo của sàn nhà vệ sinh đạt chuẩn
Theo tư vấn của các kỹ sư, một nhà vệ sinh tiêu chuẩn thường sẽ được chia ra thành 2 loại sàn chính, đó là sàn toàn khối hoặc sàn lắp ghép. Mỗi loại sàn này sẽ có cấu tạo khác nhau, cụ thể như sau:
Sàn toàn khối
Sàn toàn khối thường được cấu tạo bởi 4 lớp như sau:

Lớp mặt sàn: Lớp mặt sàn này thường được xây thấp hơn sàn nhà từ 5 cho đến 10cm, chức năng chính của lớp áo sàn là bảo vệ cho các lớp bên dưới, đồng thời cũng giữ chức năng thẩm mỹ cho khu vực nhà vệ sinh. Để đảm bảo cho chất lượng mặt sàn thì các chất liệu thường sử dụng là men sứ, gạch xi măng hoặc xi măng cát.
Lớp tạo dốc: Lớp tạo dốc giúp cho nhà vệ sinh không bị ứ nước, giúp không gian luôn khô ráo, tránh ẩm mốc. Chất liệu cấu tạo lên lớp tạo dốc thường là bê tông gạch hoặc bê tông cát. Thông số độ dốc lý tưởng là từ 1 đến 1,5%.
Lớp chịu lực: Lớp chịu lực thường có độ dày từ 80 đến 100mm, thường được làm bằng chất liệu cách nước và chống thấm nước tốt. Các hàng gạch phía chân tường nên ốp bằng các loại gạch chống thấm, tránh nước ngấm vào làm ố tường.
Lớp trần của sàn: Lớp trần của sàn cần được thiết kế chi tiết trước khi thi công, nhằm mục đích chống thấm xuống bên dưới. Bên cạnh đó, lớp trần này cũng còn cần tính thẩm mỹ cao, nên thường được sử dụng bằng vữa của xi măng mác 75 dày 100mm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể làm trần giả bằng nhựa hoặc các vật liệu khác nếu muốn phẳng và che được các đường ống.
Sàn lắp ghép
So với sàn toàn khối, sàn lắp ghép cũng có thiết kế tương tự, chỉ khác ở điểm kết cấu chịu lực. Thay vì đổ thẳng bê tông vào vị trí sàn thì người làm sẽ sử dụng sẵn các tấm bê tông đan sẵn. Các tấm đan này sẽ được làm thêm một tấm bê tông cốt thép chống thấm với độ dày khoảng 40mm nữa.

Trong những trường hợp thông thường, sàn lắp ghép thường ít được sử dụng hơn sàn toàn khối, bởi quá trình thi công khá phức tạp và cũng tốn kém. Chính vì thế, trước khi đưa ra quyết định sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của các kỹ thuật viên xây dựng.
Độ dốc phù hợp của nhà vệ sinh là bao nhiêu?
Độ dốc của nhà vệ sinh sẽ quyết định rất nhiều đến tốc độ thoát nước nhanh hay chậm của sàn nhà. Độ dốc của sàn nhà vệ sinh hợp lý sẽ giúp cho tổng thể căn phòng luôn thông thoáng, hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn hay nấm mốc, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

Tuỳ vào từng loại địa hình nhà và tay nghề của thợ thi công mà mức độ dốc này là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, độ dốc tối thiểu phải đảm bảo được là 0,5%. Trong trường hợp nhà vệ sinh thấp hơn nền nhà thì khi thiết kế, các kỹ sư phải tính toán thật kỹ phần cốt sàn nếu muốn có độ dốc hợp lý. Trong trường hợp này, theo các chuyên gia, độ dốc lý tưởng sẽ rơi vào 1-2%.
Trong trường hợp sàn nhà vệ sinh có diện tích lớn, thợ thi công cần tính toán kỹ để chia sàn nhà vệ sinh thành nhiều khu vực khác nhau, mỗi khu vực đó nên có một độ dốc khác nhau cho phù hợp để thoát nước nhanh hơn, tránh tích tụ hay tràn nước.
Nhà vệ sinh nên thiết kế cao hay thấp hơn nền nhà?
Theo các bản thiết kế tiêu chuẩn, sàn nhà vệ sinh luôn phải để thấp hơn so với nền nhà. Một phần là để nâng cao yếu tố thẩm mỹ, không gây ồn ào khi đường ống nước chảy, tránh bị tràn nước ra ngoài ra ngoài trong quá trình sử dụng. Mặt khác, xét theo khía cạnh phong thuỷ, phong phải ở trên và nước phải ở dưới. Hơn nữa, khu vực nhà vệ sinh là nơi chứa “nước bẩn”, nước qua sử dụng, vì thế nó được ví là nơi nhiều âm khí, không được đặt cao hơn nền nhà.

Cũng theo phong thuỷ, việc sàn nhà vệ sinh cao hơn nền nhà sẽ khiến cho gia chủ gặp xui xẻo, khiến nguồn năng lượng tiêu cực phân tán trong nhà, tiền của hao giảm, tình cảm sứt mẻ. Chính vì thế, trong những trường hợp bất khả kháng, nếu sàn nhà vệ sinh cao hơn nền nhà thì cần phải làm một vài cách hoá giải, ví dụ:
Đặt gương bát quái: Đặt vị trí gương ở trên cửa ra vào nhà vệ sinh, hướng chếch xuống, trên cao lắp một chiếc đèn màu vàng hắt vào gương.
Làm gờ chắn phân cách khu vực nhà vệ sinh và nền nhà ở: Gờ chắn nước có thể làm với độ cao khoảng 5 cm. Theo đó, nước bẩn và các loại xú khí từ nhà vệ sinh sẽ không thể tràn ra bên ngoài được.
Trên đây là những thông tin về cấu tạo sàn nhà vệ sinh mà Hutbephot686 muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ này, độc giả đã có thể hiểu hơn về cấu tạo cũng như lựa chọn được cách thiết kế nhà vệ sinh sao cho phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn, quý độc giả xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0366.04.8888 để được giải đáp.
- Dịch vụ hút bể phốt tại huyện Văn Lâm giá tốt, bảo hành uy tín - 26 Tháng Năm, 2023
- Hutbephot686 – Nhận hút bể phốt tại huyện Văn Giang giá rẻ, chuyên nghiệp - 21 Tháng Năm, 2023
- Hút bể phốt tại huyện Kim Động – Hưng Yên chuẩn khối lượng, giá tốt - 16 Tháng Năm, 2023