Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn: Sơ đồ và nguyên lý hoạt động

Kinh tế nước Việt Nam đang ngày một phát triển, đời sống nâng cao nên nhu cầu sử dụng bể tự hoại cũng từ đó mà tăng dần. Thế nhưng không phải ngẫu nhiên mà ta có thể thiết kế được hệ thống bể tự hoại đảm bảo yêu cầu, chi phí rẻ, thời gian xây dựng ngắn mà hiệu quả dài lâu. Việc quan trọng nhất là cần nắm bắt được cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn và nguyên lý hoạt động của bể để chủ động hơn trong thiết kế, vận hành và xử lý rủi ro khi xây lắp, sử dụng. Bây giờ hãy cùng Hutbephot686 đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại 3 ngăn là dạng thiết kế bể phốt đang được sử dụng phổ biến nhất thời điểm hiện tại. Ưu điểm là có cấu tạo rõ ràng, các chức năng phân biệt cụ thể và dễ dàng nắm bắt được quy định. Bể được thiết kế gồm 03 ngăn là ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Cụ thể:

Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn

+ Ngăn chứa: Là nơi chứa chất thải từ hoạt động sinh hoạt thường ngày. Khi xả nước thì chất thải trôi theo đường ống xuống dưới ngăn chứa và chờ đợi vi sinh vật phân hủy thành bùn. Bình thường người ta thiết kế diện tích ngăn chứa khá lớn, chiếm ½ tổng diện tích bể. Tuy nhiên cũng có một số nơi thiết kế diện tích ngăn chứa bằng diện tích với 2 ngăn còn lại.

+ Ngăn lọc: Đóng vai trò lọc chất thải lơ lửng sau khi đã phân hủy tại ngăn chứa. Nếu như cấu tạo bể phốt 3 ngăn mà chia thành 4 phần thì ngăn lọc sẽ chiếm thể tích 1 phần tính trong tổng thể tích.

+ Ngăn lắng: Chất thải mà không thể phân hủy được tại ngăn chứa được đưa vào ngăn lắng. Điển hình là vật cứng, tóc, kim loại,… Ngăn lắng sẽ chiếm thể tích 1 phần và bằng với ngăn lọc ở trong cấu tạo bể tử hoại 3 ngăn.

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn

Thực ra nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn dù xây dựng bằng gạch, bê tông hay cốt thép toàn khối đúc sẵn cũng tương đối đơn giản. Đó là sau khi đi vệ sinh xong, ấn nút xả thì chất thải sẽ theo đường ống bồn cầu trôi xuống bể tự hoại, đi vào ngăn chứa.

Những chất thải như đạm, nước tiểu, chất xơ trong phân, chất béo, hydro cacbon,… sẽ được phân hủy nhờ vi khuẩn kỵ khí và các nấm men bên trong bể phốt. Tiếp đến khi phân hủy xong thì chất thải trở thành dạng bùn, lắng xuống đáy của bể chứa. Lúc này mùi hôi cũng đã được giảm bớt đáng kể.

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn

Riêng với các chất không tan như nhựa, kim loại, tóc,… bắt đầu chuyển sang bể lắng 2 và ra ngoài hoặc là chuyển thành chất khí CO2, CH4, H2S, NH3 nếu gặp được điều kiện thích hợp. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa này là lưu lượng nước thải, nhiệt độ, tải trọng chất bẩn, dinh dưỡng người sử dụng, cấu tạo bể và vi sinh vật có trong bể.

Các chất lơ lửng trong nước khi được phân hủy tại bể chứa thì bắt đầu chảy qua bể lắng và bể lọc để tiếp tục chờ lắng chất thải còn lại trước khi được chảy ra bên ngoài.

Người sử dụng cần hạn chế tối đa việc dùng chất hóa học để tẩy rửa và thông tắc bồn cầu. Vì hành động này có thể làm chết lượng lớn vi khuẩn có lợi trong khi phân hủy. Cuối cùng làm cho quá trình phân hủy các hợp chất khác diễn ra lâu hơn.

Các phương pháp xây bể tự hoại 3 ngăn phổ biến

Hiện nay người ta thường áp dụng 02 cách để xây bể tự hoại 3 ngăn. Đó là xây bằng gạch và xây bằng bê tông cốt thép đúc nguyên khối. Tương ứng với mỗi cách xây dựng thì lại yêu cầu kỹ thuật riêng. Đó là:

Xây bể tự hoại 3 ngăn bằng gạch

Chuẩn bị vật liệu là gạch đặc M75 và vữa xi măng cát vàng M75. Xây tường đôi độ dày tối thiểu 220mm, mạch vữa no, xây đều nhau và có miết kỹ. Cả mặt trong và ngoài đều phải trát vữa xi măng cát vàng M75 dày 20mm. Trong đó 10mm lớp dầu có khía bay và 10mm lớp ngoài miết kỹ vữa khi trát.

Xây đến góc phải trát nguýt góc. Với mặt trong tường bể, phần đáy bể cần đặt tấm lưới inox và thép để chống thấm, chống nứt ít nhất 200mm. Trường hợp nước ngầm cao thì cần đổ thêm đất sét dưới đáy để hạn chế nứt đáy.

Xây bể tự hoại 3 ngăn bằng bê tông cốt thép đúc sẵn khối

Với dạng bể tự hoại này thì bạn hãy chọn bê tông cốt thép mác tiêu chuẩn 200. Tiếp đến là lưu ý vị trí lắp đặt bể, các đấu nối đường ống qua bể để hạn chế tình trạng nước rỉ ra ngoài. Thiết kế bằng khối bê tông cốt thép chuyên dụng này sẽ đảm bảo chất lượng cho bể, hoàn toàn không bị hư hại theo thời gian.

Các phương pháp xây bể tự hoại 3 ngăn phổ biến

Một số lưu ý khi xây dựng bể tự họai 3 ngăn

Ngoài nắm bắt cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn, nguyên lý hoạt động và kỹ thuật xây dựng thì trong quá trình xây dựng vẫn cần lưu ý một số điều như sau:

+ Ống dẫn nước ra vào giữa các ngăn với nhau phải đặt so le nhau

+ Ống nước cần đặt nằm ngang với độ dốc vừa phải và chiều dài tối đa là 12m

+ Ống dẫn phân cần lắp bằng ống chữ T với đường kính tối thiểu là 100m. Đầu trên ống phải cao hơn mặt nước và đầu dưới cách mặt nước 400mm nhằm mục đích tránh lớp váng ở trên mặt bể.

+ Ống dẫn thông cửa các ngăn nên là ống dẫn cút chữ L có kích thước tối thiểu là 200 x 200mm

Ngoài ra trong quá trình xây dựng thì người thực hiện tránh đặt bất kỳ một khe hở nào trong bể. Vì điều này có thể khiến cho quá trình sử dụng và vận hành nước ngầm ngấm vào bể gây nứt vỡ bể phốt 3 ngăn.

Mong rằng qua bài viết này bạn đọc đã nắm rõ được cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn cũng như nguyên lý hoạt động để khi xây dựng tránh được những rủi ro phát sinh ngoài ý muốn. Hãy liên hệ ngay với Hutbephot686 qua số hotline 0942.250.111 nếu bạn cần các giải pháp về môi trường nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud
Gọi Ngay