Trần nhà làm bằng bê tông thường rất được ưa chuộng bởi tính kiên cố và thẩm mỹ. Mặc dù vậy, chúng thường gặp phải sự cố bị thấm nước, nứt vỡ… Biết cách chống thấm trần nhà sẽ giúp bạn chủ động khắc phục được sự cố này. Cùng hutbephot686 tìm hiểu ngay sau đây.
Trần nhà bị thấm do đâu?

Hiểu được nguyên nhân gây nên sự cố trần nhà bị thấm sẽ giúp ích trong việc đưa ra cách chống thấm trần nhà sao cho hợp lý và hiệu quả. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất:
+ Dùng những chất liệu kém chất lượng khi thi công là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này. Sau một vài năm sử dụng, trần nhà xuất hiện những mảng thấm nước lớn, nứt nẻ do thời tiết.
+ Cấu trúc của các vật liệu làm trần có thể bị biến đổi, gây nên tình trạng tách lớp và dẫn đến việc trần nhà bị thấm.
+ Trần nhà không có khả năng chống thấm hoặc chống thấm kém nên thường phải chịu ảnh hưởng từ thời tiết như mưa, bão.
+ Hệ thống thoát nước phía trên trần nhà không đảm bảo, tình trạng đọng nước lâu ngày khiến trần bị dột, thấm.
+ Quá trình thi công trần nhà sai kỹ thuật, thực hiện sai quy trình nên không đảm bảo được chất lượng.
7 cách chống thấm trần nhà từ mức độ nhẹ đến nặng
Việc xem xét và nhận định mức độ thấm của trần nhà rất quan trọng. Bởi từ đây, bạn có thể chủ động áp dụng những biện pháp chống thấm sao cho hợp lý nhất. Những mức độ phổ biến bao gồm: Trần bị thấm từ mái, trần bị thấm với mức độ vừa phải, trần bị thấm dột rất nghiêm trọng.
Ngay sau đây, hutbephot686 sẽ gợi ý 7 biện pháp chống thấm trần nhà phổ biến và hữu hiệu nhất hiện nay:
Cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Nhựa đường là chất bán rắn hoặc dạng lỏng có độ nhớt rất cao và màu đen đặc trưng. Nhựa đường có đặc tính bám dính mạnh, độ co giãn tốt có thể xử lý được những vết nứt trên trần nhà.
Trước tiên, bạn cần đảm bảo trần nhà sạch sẽ trước khi thực hiện chống thấm. Hãy làm sạch hết lớp vảy bong tróc bên ngoài và dùng primer gốc nhựa đường phủ lên một lớp và chờ chúng khô lại.
Sau đó, sử dụng nhựa đường để quét lên trần nhà. Đảm bảo nhựa đường trám bít chắc chắn những lỗ rỗng ở bên dưới để tối ưu chất lượng chống thấm.
Tiếp đến, hãy bơm nước lên bề mặt trần nhà đã được quét nhựa để quan sát mức chống thấm của chúng. Nếu đã chắc chắn, hãy dùng xi măng trộn sẵn trám lên phía trên một lớp dày khoảng 3cm là được.
Cách chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm
Đây cũng là một biện pháp được áp dụng khá phổ biến. Tương tự như cách trên, hãy làm sạch trần nhà và làm sạch những lớp vỏ bên ngoài. Dùng keo chống thấm đã chuẩn bị quét lên bề mặt trần nhà một lớp mỏng, cố gắng trám những vị trí nứt nẻ.
Chờ cho lớp keo chống dính đầu tiên khô hẳn, hãy tiếp tục quét lên bề mặt trần nhà 2 lớp keo nữa. Sau cùng, bạn cần kiểm tra lại chất lượng sau khi đã hoàn thành để đảm bảo được tính thẩm mỹ và hiệu quả chống thấm nhé.
Cách chống thấm trần nhà bằng sika

Đây là một sản phẩm chống thấm khá hữu hiệu. Sika lỏng nên dễ thi công, hiệu quả chống thấm được đánh giá cao sau một thời gian dài.
Đầu tiên, hãy đổ sika vào những vị trí khe nứt trên trần nhà. Sau đó, phủ thêm một lớp sika chống thấm, đợi khô và quét thêm 2 lớp sika nữa. Kiểm tra hiệu quả chống thấm bằng cách bơm nước lên và quan sát nhé.
Cách chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm
Màng chống thấm là công cụ hữu hiệu để chống thấm trần nhà. Loại màng tự dính này được sản xuất dưới dạng tấm, bề mặt được phủ một màng mỏng HDPE. HDPE là một lớp nhựa có thể chịu nhiệt. Mặt còn lại của sản phẩm là phần màng bảo vệ silicon.
Sử dụng màng chống thấm không quá phức tạp. Chỉ cần bóc đi lớp màng silicon bên ngoài và dán lên bề mặt trần nhà là được. Dễ sử dụng cũng chính là ưu điểm của sản phẩm này, chúng cũng không gây hại khi sử dụng.
Cách chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm

Để đảm bảo tính thẩm mỹ của trần nhà khi thi công chống thấm, người ta đã phát minh ra loại sơn tích hợp công dụng chống thấm cực kỳ hoàn hảo.
Điều quan trọng trước khi thi công sơn chống thấm cho trần nhà là cần làm sạch kỹ nhất trần nhà để màu sơn lên đều và đẹp. Tiếp đến hãy sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để quét sơn lên trần nhà, quét kỹ ở những vị trí nứt kẽ.
Hoàn thành bằng cách kiểm tra lại lớp sơn sau khi quét và các yếu tố ảnh hưởng đến tổng quan thẩm mỹ nhé.
Cách chống thấm trần nhà bằng phụ gia chống thấm
Các loại phụ gia thường được sản xuất dưới dạng lỏng. Chúng được dùng trong quá trình trộn bê tông, xi măng. Phụ gia chống thống có thể hạn chế các vết rạn trên trần nhà ở mức độ nhẹ.
Sử dụng phụ gia chống thấm tương đối đơn giản. Chỉ cần mở nắp sản phẩm, sau đó đổ vào những vật liệu như bê tông, xi măng để trám bít lên trần nhà là xong.
Cách chống thấm trần nhà bằng khò nóng

Khó nóng là một biện pháp chống thấm trần nhà được đánh giá cao nhất hiện nay. Biện pháp này rất an toàn, không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Trước khi khó nóng, hãy làm sạch kỹ trần nhà của bạn. Sau đó, tính toán để cắt màng chống thấm với kích cỡ phù hợp. Quá trình đo đạc cần cắt những mép nối dùng để chống lên nhau, đảm bảo kích thước từ 50 – 60mm.
Tiếp đến, hãy sử dụng primer gốc bitum để quét lên bề mặt trần nhà một lớp. Lớp này nhằm tăng cường hiệu quả bám dính. Sau đó, dùng dụng cụ khò gas để tiến hành khó bên dưới màng chống thấm. Khò cho đến khi bề mặt màng nóng và mềm ra.
Các vị trí được chồng lấn thì sử dụng đèn khò khò cho đến khi chảy các mép màng. Sau cùng, hãy thử bơm một lượng nước nhất định lên bề mặt trần nhà đã được khó nóng để kiểm tra hiệu quả. Sau 24 giờ, nếu trần nhà không còn bị thấm thì có thể nghiệm thu.
Với 7 phương pháp chống thấm trên đây, bạn có thể chủ động áp dụng tùy vào mức độ nặng nhẹ của trần nhà mình.
Một số lưu ý khi chống thấm trần nhà

Chống thấm trần nhà là một quá trình thi công, sửa chữa trần nhà cần có kỹ thuật và sự thận trọng nhất định. Do vậy, trong khi chống thấm cho trần nhà, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:
Trước khi áp dụng các phương pháp đã gợi ý ở trên, hãy dành thời gian kiểm tra nguyên nhân và xác định mức độ thấm mà trần nhà mình đang gặp phải. Tiếp đó, lựa chọn một cách chống thấm phù hợp để đảm bảo hiệu quả mà chúng mang lại. Điều này giúp bạn tiết kiệm được chi phí, thời gian và cả công sức.
Điều quan trọng nhất khi thực hiện các phương pháp chống thấm trần nhà là luôn đảm bảo trần nhà thực sự sạch sẽ trước khi thi công. Các lớp sơn và bụi bẩn, mạng nhện cần được loại bỏ hoàn toàn. Việc này là để tối ưu hiệu quả chống thấm và cũng dễ dàng thực hiện hơn.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm ra cách chống thấm trần nhà phù hợp. Mọi thắc mắc hoặc cần được tư vấn vui lòng liên hệ hutbephot686 qua số điện thoại 0366.04.8888 – 0942.250.111.
- Cách tăng áp lực nước từ bồn chứa đơn giản, dễ thực hiện - 19 Tháng Chín, 2023
- Cách thông bồn rửa bát bằng muối hiệu quả mà ít ai biết - 12 Tháng Chín, 2023
- Kinh nghiệm nên mua thiết bị vệ sinh hãng nào tốt nhất? - 5 Tháng Chín, 2023