Cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý bạn nên tham khảo

Trong bài viết sau đây, Hutbephot686 sẽ giúp bạn khám phá về bố trí nhà vệ sinh hợp lý, khoa học, tiết kiệm được nhiều diện tích, thêm vào đó còn đảm bảo được thẩm mỹ, thông thoáng và hợp với phong thủy. Hãy cùng nhau khám phá nay nhé!

Mách bạn những cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý

Không nên bố trí phòng vệ sinh ở ngay trung tâm nhà

Trung tâm nhà được coi là thành phần quan trọng của bất kỳ một công trình nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề mỹ quan chung. Không dừng lại ở đó việc đặt nhà vệ sinh ở ngay giữa nhà còn có thể khiến cho môi trường sống trở nên ô nhiễm.

Không đặt ở hướng Nam, hướng Tây Nam và Đông Bắc

Các hướng Nam, hướng Tây Nam và hướng Đông Bắc là các hướng có thể mang đến rất nhiều vận xui đối với gia chủ. Nó có thể ảnh hưởng xấu đối với cả vấn đề về sức khỏe, về tài vận của người chủ nhà. Lý do là bởi vì những hướng này đa phần sẽ có chứa trong đó hỏa khí rất nặng.

Vì thế nên có thể dễ gây ra sự xung khắc đối với vị trí của nhà vệ sinh. Nếu như bạn muốn tài lộc đi lên được hoặc là muốn cho cuộc sống có thể gặp thêm nhiều may mắn thì bạn nên hạn chế việc đặt nhà vệ sinh ở các hướng này.

Không nên cửa phòng vệ sinh và cửa phòng ngủ đối diện nhau

Cửa được coi là nơi đón nhận các luồng sinh khí, luồng vận khí mới, là nơi có thể đón tài lộc vào nhà. Nên nếu như chủ nhà để cửa phòng vệ sinh đối diện với cửa phòng ngủ hay là để nó ở đối diện giường ngủ thì sẽ gây nên sự cản trở đối với các nguồn năng lượng tích cực. Điều này khiến cho chúng không thể nào vào trong nhà và làm cho cuộc sống cũng theo đó mà trở nên kém may mắn hơn.

Bên cạnh đó, theo như những quan niệm xưa, thì việc để cho cửa nhà vệ sinh đối diện với vị trí của cửa phòng ngủ còn dễ gây ra được các sự xung đột, xung khắc giữa những thành viên ở trong gia đình.

Tránh việc bố trí nhà vệ sinh ở bên cạnh phòng thờ

Một số gia đình vì muốn tiết kiệm thêm diện tích mà đã quyết định bố trí vị trí nhà vệ sinh ở bên cạnh phòng thờ. Và nghĩ rằng điều này sẽ không gây ảnh hưởng đến cho cuộc sống sau này. Tuy nhiên, trên thực tế thì suy nghĩ này hoàn toàn là sai lầm.

Lý do là bởi vì phòng thờ là nơi được sử dụng để thờ cúng tổ tiên, là không gian thuộc về tâm linh. Việc đặt nhà vệ sinh ở bên cạnh phòng thờ sẽ khiến cho không gian này không còn được sạch sẽ nữa.

Bố trí phòng một cách thông thoáng, có bố trí cửa sổ

Bố trí phòng vệ sinh một cách thông thoáng, có thêm cửa sổ ngoài việc làm đẹp cho không gian sống. Còn có thể giúp ngăn ngừa được tối đa sự phát triển của những loại vi khuẩn gây hại đối với sức khỏe.

Tránh việc đặt hai cửa phòng tắm đối diện với nhau

Nếu như ngôi nhà mà bạn đang ở có đến 2 phòng tắm ở trong cùng một căn phòng thì tốt nhất là bạn nên tránh việc đặt hai cửa phòng tắm ở ngay cạnh nhau. Vì điều này hoàn toàn  có thể gây ra một số những bất tiện không mong muốn.

Để có thể hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực này, bạn có thể xem xét đến việc thiết kế hai nhà vệ sinh quay lưng về phía nhau. Cách bố trí này cũng sẽ tạo ra được sự thuận tiện đối với việc lắp đặt những thiết kế kỹ thuật hơn. So với việc để cửa phòng tắm ở ngay cạnh.

Thông tin cần nhớ về bố trí nhà vệ sinh hợp lý

Một số lưu ý khi tiến hành bố trí nhà vệ sinh

Chọn phần diện tích sao cho hợp lý

Diện tích xây dựng sẽ có sự ảnh hưởng trực tiếp đến với cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý. Nếu như diện tích lớn thì việc bài trí cũng sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Còn nếu như diện tích nhỏ thì bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để sắp xếp tất cả mọi thứ.

Chọn thiết bị nhà vệ sinh phù hợp

Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta, thị trường cung cấp đối với thiết bị vệ sinh cũng theo đó mà được mở rộng. Những thiết bị trở nên đa dạng và trở nên đa năng hơn. Từ chậu, vòi của lavabo cho đến bình nóng lạnh, bồn vệ sinh. Mỗi loại lại có một kích thước và đáp ứng được từng dạng công năng khác nhau.

Tương ứng cùng với đó, thì chúng cũng sẽ trở nên phù hợp với từng cách bố trí của nhà vệ sinh riêng biệt. Ví dụ như nhà vệ sinh diện tích nhỏ thì thông thường chỉ sử dụng vòi tắm, sen tắm, bồn rửa và cả bồn cầu. Còn nhà vệ sinh lớn thì sẽ còn kết hợp thêm với cả kệ gương, thanh treo khăn tắm và bồn tắm lớn,…

Diện tích sẽ có sự ảnh hưởng trực tiếp đến với cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý

Cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý đối với dạng nhà ống

Dân gian thông thường sẽ chỉ kỵ đối với việc thiết kế nhà vệ sinh nằm ở trên lối vào nhà và ở trên khu vực bếp ăn. Còn lại, bạn đều có thể linh động trong việc tổ chức không gian thư giãn này, làm sao để có thể thoáng khí một cách hiệu quả nhất và thuận tiện đối với việc đi lại. Ví dụ như hai phòng hay là ba phòng ngủ cùng sử dụng chung một nhà vệ sinh thì thiết kế vệ sinh sẽ trở thành tâm điểm, thích hợp để có thể dịch chuyển được ở cự ly gần nhất.

– Đối với dạng nhà phố, thông thường sẽ thiết kế nhà vệ sinh kề bên vị trí của giếng trời hoặc áp về các phía tiếp giáp cùng với hẻm, cùng với khoảng không, nơi mà có thể đối lưu được với môi trường tự nhiên. Ngay cả việc có thể đưa được khu vực vệ sinh ra ở phía trước nhà.

– Trên những mảnh đất không được vuông vức, đã bị vát xéo hoặc là dôi ra… có rất nhiều thiết kế đưa vào khu vực vệ sinh đối với những vị trí xéo, vị trí dôi ra đó. Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như vậy vừa có thể nắn lại được thế đất cho thẳng, vừa có phần tách bạch một cách gọn gàng.

– Nhà ống thường sẽ lên tầng 2 hoặc tầng 3 cùng với chiều cao tầng là giống nhau, khi đó thiết kế của khu vệ sinh đồng trục thẳng đứng để có thể dễ dàng “chạy” được hộp kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước, cụ thể hơn là vị trí của nhà vệ sinh các tầng sẽ bị trùng nhau đối với vị trí theo chiều thẳng đứng. Mặc dù đó là sự tiện dụng nhưng cũng sẽ không nhất thiết cần phải dập khuôn như vậy. Thiết kế còn cần phải được dựa vào công năng sử dụng đối với đặc điểm của từng gia đình, của từng công trình cụ thể để có thể bố trí không gian. Khi đó, có thể rằng mỗi tầng có một phòng vệ sinh hay vài phòng vệ sinh đối với những vị trí khác nhau và không được đồng trục.

Dân gian kỵ đối với việc thiết kế nhà vệ sinh ở lối vào nhà và trên khu vực bếp

Lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh hợp lý đối với nhà ống

Mặc dù cần phải đảm bảo đầy đủ điều kiện về mặt công năng nhưng chúng ta cũng không nên bỏ quên mất các yếu tố phong thủy quan trọng khi tìm hiểu chủ đề về cách bố trí nhà vệ sinh đối với nhà ống vì nó sẽ gây ảnh hưởng đối với rất nhiều yếu tố liên quan đến mặt sức khỏe, tài vận của những thành viên của gia đình.

Nhà vệ sinh sẽ không nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà, tránh những hướng như hướng Tây Nam, hướng Đông Bắc hoặc hướng Nam. Nhà vệ sinh cũng không nên bố trí ở phía cuối hành lang. Thêm vào đó bạn không nên thiết kế nhà vệ sinh nằm ở trên vị trí phòng ngủ, không nên cải tạo nhà vệ sinh cũ trước đây trở thành thành phòng ngủ, không nên bố trí nhà vệ sinh ở dưới gầm cầu thang, tránh việc đặt nhà vệ sinh ở cạnh phòng thờ.

Vị trí của nhà vệ sinh trong nhà dạng ống cần phải đảm bảo yếu tố thông thoáng. Nhà vệ sinh tối và có không khí ẩm thấp là điều không hề dễ chịu đối với bất kỳ người nào. Do đó, khu vực này sẽ nên được thiết kế cùng với nhiều cửa sổ hoặc là có gắn mái kính để có thể lấy ánh sáng và lấy được không khí.

Vị trí đặt nhà vệ sinh ở trong nhà ống nên đặt ở phía trong góc cuối cùng của ngôi nhà nhằm mục đích che khuất tầm nhìn và không đối diện cùng với cửa ra vào của phòng ngủ hoặc là phòng bếp hay cửa chính.

không nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm của ngôi nhà

Hutbephot686 vừa gửi đến bạn những thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề về bố trí nhà vệ sinh hợp lý. Hy vọng rằng bạn có thể có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích cho cuộc sống, chúc bạn sớm tìm được cách bố trí nhà vệ sinh phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Nếu như bạn có nhu cầu hút bể phốt, thông tắc cống hãy liên hệ ngay với Hutbephot686 thông qua hotline: 0366.04.8888 hoặc 0942.250.111 để được nhân viên giải đáp thắc mắc nhanh chóng và hiệu quả nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud